Các bệnh chó tí hon Chihuahua hay gặp, chủ nuôi nên nắm rõ

Sức khỏe & Thể lực của chó Chihuahua

Thân hình nhỏ bé khiến cho chihuahua gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe, dễ nhiễm bệnh và trở nên yếu ớt. Khi thở, chihuahua thường khò khè và thậm chí là phát ra tiếng ngáy lúc ngủ.

Đôi mắt quá to dễ mắc những căn bệnh như màng sừng tuyến lệ, đục thủy tinh thể thứ cấp. Chúng dễ mắc bệnh răng lợi, ngạt thở do bị xích cổ, bệnh thấp khớp. Không thích ứng được với điều kiện thời tiết lạnh. 

Chế độ ăn của chihuahua có chừng mực, không để chúng ăn quá nhiều gây béo phì. Đầu của giống chó này khá to nên nếu phải mổ đẻ cần được thực hiện từ những bác sĩ thú y chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

Chihuahua nhỏ xương rất dễ bị gãy hoặc bị một số tai nạn khác. Bạn nên cho chúng đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo sức khỏe của chú chó nhà bạn. Tránh để chihuahua phải chịu những tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.

Bệnh thường gặp ở chó Chihuahua

Viêm dạ dày

Đây là căn bệnh Chihuahua rất dễ mắc phải. Nguyên nhân nhà do chế độ ăn uống không hợp lý, nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Hoặc có thể là do bạn không vệ sinh khay đựng thức ăn của chúng thường xuyên. Dẫn đến sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Vi khuẩn sẽ theo thức ăn bám vào thành trong của ruột non, hút hết máu của Chihuahua. Bộ phận tiêu hóa của chú chó sẽ gặp nhiều tổn thương. Nặng sẽ dẫn tới bệnh viêm ruột cấp.

Triệu chứng khi bị viêm dạ dày là chú chó của bạn bỏ ăn liên tục, sốt ở 39-40 độ, có thể nôn mửa ra máu, phân loãng, kiệt sức.

Để phòng tránh bệnh viêm dạ dày bạn cần phải cho chúng ăn những thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thức ăn cần phải được nấu chín, không được cho chúng ăn thịt, nội tạng sống. Ngoài ra bạn cũng không nên cho Chihuahua ăn thức ăn thừa hoặc ăn quá nhiều trong 1 bữa.

Bệnh viêm phế quản

Chó Chihuahua dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường hoặc vào những lúc giao mùa. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản là chúng thường ho, sặc, thở khèn khẹt, niêm mạc bị sưng lên. Nếu nặng có thể bị sốt cao.

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản rất đơn giản, bạn chỉ cần hạn chế cho chúng vui chơi bên ngoài mỗi khi giao mùa. Đưa chúng đến cơ sở thú y tiêm phòng đầy đủ.

chú chó chihuahua

Bệnh dại

Bệnh dại là bệnh thường gặp ở nhiều loại chó, và chó Chihuahua cũng không ngoại lệ. Loại bệnh này rất nguy hiểm, do virus bệnh dại gây lên và có thể lây nhiễm cho con người. Biểu hiện của bệnh dại là: tiếng sủa của chó khác thường, có nhiều nước dãi chảy, không kiểm soát được bản thân, có thể cắn người.

Cách phòng chống bệnh dại: bạn cần phải tiêm phòng dại cho chúng hàng năm. Hạn chế cho Chihuahua tiếp xúc với vật nuôi lạ.

Các bệnh về xương khớp

Là giống chó ưa vận động, thích chạy nhảy nên Chihuahua không thể tránh khỏi những va chạm không đáng có. Đặc biệt giống chó này lại có thân hình mỏng manh, dễ vỡ.

Để giúp xương của Chihuahua chắc khỏe hơn, bạn nên bổ sung nhiều canxi vào thực đơn của chúng. Bên cạnh đó hãy cho chúng tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến xương bị yếu.

Cách nuôi chó Chihuahua chuyên nghiệp nhất

Chế độ dinh dưỡng cho loài chó Chihuahua

Chế độ dinh dưỡng của chó Chihuahua phải đảm bảo theo từng giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn 2 tuần đầu khi mới mua chó: nên giữ những thói quen ăn uống cũ của chúng. Thực đơn cần phải thay đổi dần dần, không nên đột ngột quá khiến chúng khó thích nghi.

Giai đoạn 3 tháng tuổi: nên cho chúng ăn các loại thức ăn mềm. Chia làm 3-4 bữa nhỏ/ngày. Trong mỗi bữa ăn nên cung cấp các thức ăn có chứa nhiều protein, chất béo.

Giai đoạn trên 6 tháng tuổi: Rút ngắn số bữa trong ngày, chỉ khoảng 2 bữa là ổn. Tuy nhiên lượng thức ăn trong mỗi bữa cần tăng lên . Như vậy mới đảm bảo cơ thể của Chihuahua được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Giai đoạn từ 13 tháng tuổi trở nên: lúc này bạn cần phải cân nhắc lượng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của chúng. Giảm các món có nhiều chất béo, protein nếu như Chihuahua có dấu hiệu thừa cân. Bên cạnh đó hãy tăng cường chất xơ cho chúng.

Huấn luyện chó Chihuahua

Các bạn có thể tự dạy chó tại nhà hoặc gửi đến các trung tâm huấn luyện chó uy tín. Tốt nhất là nên huấn luyện khi chó từ 4-6 tháng tuổi.

Huấn luyện chó Chihuahua phản xạ khi có người gọi tên

Khi mua chó Chihuahua về, bạn hãy đặt cho chúng một cái tên để gọi mỗi ngày. Trong những lần cho ăn, bạn nên gọi tên để chúng làm quen. Một ngày nên lặp lại tên của chúng nhiều lần, kết hợp với các câu mệnh lệnh như “nằm xuống, đứng lên, lại đây…”

Sau khoảng 1 tuần luyện tập, Chihuahua sẽ ý thức được cái tên của mình và phản ứng lại mỗi khi bạn gọi tên chúng

Huấn luyện chó Chihuahua biết nằm

Để huấn luyện chó Chihuahua biết nằm thì bạn nên đưa chúng ra những nơi có không gian rộng lớn như công viên, sân vườn. Chuẩn bị 1 khay thức ăn mà Chihuahua yêu thích, gọi chúng đến gần.

Khi Chihuahua chạy đến gần, bạn hãy quỳ gối đối diện với chú chó. Tay cầm khay thức ăn hạ dần xuống đồng thời tay còn lại xoa đầu chúng và nói “nằm xuống”. Lặp đi lặp lại động tác ấy nhiều lần.

Huấn luyện chó Chihuahua làm quen khi mang đai đeo cổ

Chihuahua là giống chó ưa vận động. Vì thế mà việc bắt chúng tập làm quen với đai đeo cổ là điều khá khó khăn. Trong quá trình huấn luyện, bạn cần phải thật kiên nhẫn.

Trong những lần dạo chơi, bạn  nên đeo vào cổ chúng một sợi dây vải mỏng. Khi chúng làm quen dần với những sợi dây mỏng ấy thì mới thay thế bằng dây đai. Lưu ý rằng khi mới đeo dây đeo cổ cho Chihuahua, bạn hãy cho chúng đi bên cạnh mình. Nếu như chú chó của bạn chưa quen hoặc vùng vẫy thì bạn nên dừng lại vuốt ve chúng một chút rồi lại dắt đi. Không nên giật mạnh dây khiến Chihuahua đau đớn.

Trải qua 1 tuần luyện tập, Chihuahua sẽ quen dần với việc mang đai đeo cổ. Những ngày đầu, dù Chihuahua tỏ ra không thích thói quen này nhưng bạn vẫn phải kiên trì huấn luyện. Bởi việc cho giống chó này mang đai đeo cổ mỗi lần dạo chơi là điều rất cần thiết. Với sự nhanh nhẹn của Chihuahua chỉ cần tích tắc có thể bạn sẽ thất lạc chúng.

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Đầu tiên bạn cần phải đánh dấu khu vực đi vệ sinh của chó Chihuahua. Bạn có thể làm một cái biển hiệu hoặc dùng bút, sơn vẽ lên vị trí ấy biểu tượng nào đó để Chihuahua dễ phân biệt.

Tại khu vực vệ sinh, bạn cần phải chuẩn bị một khay đựng chứa cát mịn và một chút giấy cũ. Khi Chihuahua đi vệ sinh xong, hãy dọn dẹp sạch sẽ nhưng phải nhớ để lại 1 chút chất thải của chúng. Sở dĩ bạn cần phải làm vậy vì mẫu chất thải sót lại sẽ giúp Chihuahua đánh hơi và xác định được khu vực vệ sinh trong lần tiếp theo.

Hãy quan sát và để ý mỗi lần Chihuahua đi vệ sinh. Nếu chúng đi sai chỗ, bạn hãy mắng và tỏ vẻ mặt tức giận với chúng. Đồng thời dẫn chú chó của bạn đến khu vực vệ sinh. Nếu như Chihuahua đi vệ sinh đúng chỗ, bạn hãy vuốt ve, khen ngợi, xoa đầu chúng.

Sau 1-2 tuần huấn luyện, chó Chihuahua sẽ đi vệ sinh đúng chỗ. Nếu không tự tin huấn luyện thì các trường huấn luyện chó là một lựa chọn tốt cho bạn.