Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cua hoàng đế lại có giá cao ngất như vậy? Cùng với tôm hùm alaska thì đây là 2 loại hải sản có giá thành cao nhất hiện nay. Chưa kể đến 1kg thịt cua có thể lên đến hàng triệu đồng vào mùa hiếm. Cua này có gì đặc biệt và hàm lượng dinh dưỡng ra sao?
Cua của các loại cua (king crab)
Cua hoàng đế (huỳnh đế) có xuất xứ từ Alaska (Canada) và trên thế giới thường gọi cua hoàng đế là King Crab. Là loài cua biển, có bộ vỏ ngoài dày và cứng, hình dạng lại lớn hơn so với cua bình thường thế nhưng cua Hoàng đế lại nằm trong top những món hải sản đắt đỏ nhất thế giới.
Cua Hoàng đế không chỉ đắt đỏ trên thị trường thế giới mà còn chính tại Alaska giá cua Hoàng đế cũng cao ngất ngưỡng, với mức giá 24 USD/nửa kg (khoảng 550k/nửa kg). Một con cua Hoàng đế trưởng thành cân nặng trung bình khoảng 2,5-4kg (có khi lên đến 10kg), vậy bạn có thể tưởng tượng một bữa ăn cùng cua Hoàng đế đã lên đến ngưỡng hàng chục triệu đồng rồi.
Dinh dưỡng từ cua hoàng đế
Ở nước ngoài khi rao bán cua Hoàng đế người ta chỉ bán theo đơn vị chân và càng, chứ không bán cả con như Việt Nam. Nếu như kích thước của chân và càng cua Hoàng đế càng lớn thì giá cả cũng cao. Và bạn có biết cái giá đắt đỏ đó tại sao lại chỉ nằm ở chân và càng của cua Hoàng đế hay không? Mỗi con cua Hoàng đế đều có 6 cái chân và 2 cái càng, theo tờ The New York Times (Tạp chí lớn nhất nước Mỹ) thì cua Hoàng đế ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất là ở những cái chân (càng cũng có thịt cua nhưng không chất lượng bằng chân). Phần thân cua Hoàng đế rất có ít thịt và hầu như chẳng có giá trị dinh dưỡng gì.
Thịt cua Hoàng đế chứa nhiều protein và các khoáng chất như vitamin C, vitamin B12, folate và magnesium, một nguồn rất tốt của kẽm, đồng, phốt pho…đặc biệt còn chứa rất ít chất béo bão hòa. Thịt trong chân cua Hoàng đế rất thơm, ngon và đầy dinh dưỡng, thớ thịt cũng săn chắc, độ đạm cao. Đặc biệt cua Hoàng đế còn có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới. Vì vậy cho dù giá có đắt đến thế nào, cua Hoàng đế lúc nào cũng khá hút thực khách.
Tại sao cua Hoàng đế lại đắt đỏ đến vậy?
Khó đánh bắt
Nói đến sự đắt đỏ thì phải nói đến độ quý hiếm và sự khó khăn khi đánh bắt cua Hoàng đế, trước hết phải xét về tập tính sinh sống của cua Hoàng đế, cua Hoàng đế chỉ sống ở những vùng biển lạnh với nhiệt độ trung bình 3,2 – 5,5 độ C và độ sâu chúng sinh sống lên đến 200 – 300m. Đó là chưa nói đến thời điểm đánh bắt cua Hoàng đế khi vào mùa giông bão và thời tiết khắc nghiệt đến mức nào, biển trở nên lạnh hơn và nguy hiểm hơn.
Rủi ro tính mạng
Rất ít ngư dân đi theo nghề đánh bắt cua Hoàng đế này bởi rủi ro của việc này quá lớn. Phần lớn ngư dân bắt cua Hoàng đế thiệt mạng do giảm sốc thân nhiệt hoặc do bão biển cuốn, rủi ro còn nằm ở tai nạn với máy móc. Vậy bạn đã có thể hiểu tại sao cua Hoàng đế lại đắt đỏ như thế rồi chứ?
Ở Việt Nam cũng có cua Hoàng đế nhưng chân và càng nhỏ hơn, chúng sống ở đáy những vùng biển sạch xanh như Cam Ranh, Phú Quý… và dĩ nhiên chúng cũng không dễ dàng tìm thấy được, nhưng tính ra thì việc đánh bắt cua Hoàng đế Việt Nam dễ dàng hơn cua Hoàng đế Alaska rất nhiều
Các loại cua hoàng đế
Cua Hoàng đế này có đến 3 loại khác nhau nên bạn không cần phải tranh cãi về việc cua Hoàng đế Việt Nam và cua Hoàng đế Alaska hay cua Hoàng đế “fake” gì cả. Ba loại phổ biến đó là đỏ, xanh và vàng. Cua Hoàng đế vùng Alaska thuộc cua đỏ, và có giá trị cao nhất vì chúng có nhiều thịt và dinh dưỡng nhất. Còn loại cua Hoàng đế Việt Nam là cua xanh, dù chất lượng không bằng Alaska nhưng chúng ăn cũng rất ngon và giá cũng đắt đỏ không kém.