Husky là giống chó hay tò mò, thích khám phá những điều thú vị xung quanh cuộc sống. Chúng có thể lần mò khắp các ngõ ngách, thậm trí chui rúc vào bụi rậm chỉ để “thỏa mãn” sự tò mò của mình về một thứ gì đó. Điều này khiến cơ thể Husky thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và rất dễ mắc phải những căn bệnh khó chữa.
Chính vì thế, tìm hiểu những bệnh chó Husky thường mắc phải đề phòng tránh, điều trị kịp thời là rất cần thiết, cùng trung tâm huấn luyện chó Thiên Khuyển tìm hiểu trong bài viết này nhé
1. Những căn bệnh chó Husky thường gặp
Bệnh Cảm
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây nên bệnh cảm thường là do viêm niêm mạc đường hô hấp. Xảy ra khi thời tiết thay đổi mà chú chó của bạn không được chăm sóc cẩn thận. Hoặc vào mùa đông, sau khi tắm Husky dễ bị cảm lạnh. Thông thường, những con cún Husky rất dễ bị cảm bởi chúng có thể chất yếu hơn.
Biểu hiện của bệnh
- Chán ăn uống, khó chịu, rên rỉ.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao
- Mắt đỏ, ngấn nước, ho, miệng chảy rãi.
- Khó thở, mũi có chất nhờn.
- Nằm im một chỗ, không chịu vận động.
Cách phòng trị
Để đề phòng bệnh cảm ở chó Husky, bạn cần phải chăm sóc chúng cẩn thận vào mùa đông. Tốt nhất là không nên tắm cho chúng khi trời lạnh. Trong trường hợp nhất định phải vệ sinh cơ thể, tắm rửa thì phải sấy khô lông, mặc quần áo cho Husky ngay sau đó.
Nếu như chú chó của bạn đã mắc phải bệnh cảm cúm thì cần phải làm những điều sau:
- Giải nhiệt cơ thể cho Husky bằng cách cho chúng uống nhiều nước.
- Giữ ấm cho Husky, tránh những nơi gió lạnh.
- Giữ không gian yên tĩnh để Husky nghỉ ngơi.
Bệnh táo bón
Nguyên nhân gây bệnh:
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị lẫn xương, tóc hoặc bụi bẩn.
- Môi trường sống thay đổi, chỗ ở bẩn.
- Do Husky đã mắc phải một số bệnh trước đó như: viêm ruột, u trực tràng, dạ dày…v.v
Biểu hiện
- Husky đi tiểu tiện, đại tiện rất khó khăn. Thường phải cố rặn ra, rên rỉ đau đớn.
- Tiêu hóa kém, bị nôn trớ khi ăn.
Cách chữa trị
- Bổ xung thêm chất xơ, chất khoáng vào thực đơn ăn uống của chó Husky
- Đưa Husky đến các cơ sở khám chữa bệnh để được thông ruột.
- Cho chúng vận động thường xuyên để tiêu hóa thức ăn.
Bệnh đường tiêu hóa
Nguyên nhân
Do bạn chưa biết cách nuôi chó Husky. Một phần là vì thực đơn ăn uống chưa hợp lý, các món không phù hợp với đường tiêu hóa của chúng.
Phần khác do bạn lựa chọn thực phẩm chất lượng kém, thức ăn để lâu vào những ngày hè nóng rất dễ bị ôi thiu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chó Husky. Đồ đựng thức ăn cho chúng cũng cần được vệ sinh và khử trùng đều đặn, đảm bảo sạch sẽ khi Husky ăn.
Chó Husky bị bệnh
Biểu hiện
- Xuất hiện máu trong nước tiểu, nước tiểu hơi vàng, có lẫn các vụn vặt, phân có nhiều tạp chất.
- Thường xuyên nằm những nơi có bóng tối, hay bị đau bụng nhẹ hoặc bụng chướng lên.
- Cơ thể suy yếu do mất nước.
- Có nấm vàng trên lưỡi.
Cách điều trị
Tạm thời để Husky nghỉ ăn sau 1 ngày. Những món ăn như cháo, canh,… dễ tiêu hóa kết hợp với thuốc trợ tiêu hóa là biện pháp tốt nhất cho giống chó Husky trong thời gian bị bệnh.
Để tránh tình trạng này, bạn nên áp dụng những cách phòng bệnh khi nuôi chó như:
- Ăn đúng giờ, đều đặn.
- Lượng ăn vừa vặn, không nhiều không ít.
- Những chú Husky còn dưới 1 tuổi nên chia nhiều bữa ăn trong ngày, đến khi trưởng thành, 1 ngày ăn 2-3 bữa là đủ.
- Hạn chế cho chúng ăn thực phẩm sống, không sạch sẽ, thức ăn nhanh. Thường xuyên nấu thức ăn chín, trộn những món ăn thô và những món ăn tinh với nhau, điều này giúp chúng hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và ăn ngon miệng hơn.
- Trái cây cũng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho chó, đặc biệt là đối với những con Husky còn bé.
- Chú ý lựa chọn những loại quả tươi ngon, ít hóa chất độc hại gây bệnh cho chó.
- Tránh đồ ăn đông lạnh, đồ lên men, không rõ nguồn gốc, dụng cụ thức ăn bốc mùi, không dùng chung đồ với những chú chó khác.
Bệnh giun đũa
Nguyên nhân
-Bệnh giun đũa ở Husky xuất phát từ loài giun ký sinh trong dạ dày và ruột non, lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng, nặng hơn là tử vong. Đối tượng thường xuyên mắc bệnh giun đũa là những chú chó từ 1-3 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu.
Biểu hiện
- Cơ thể chú chó gầy gò, ốm yếu, thường buồn ói, khi đi ngoài phân có giun đũa.
- Niêm mạc trắng. Có dấu hiệu lười ăn, chán ăn.
- Cơ thể thi thoảng co giật. Đối với những chú chó nhỏ sẽ thấy bụng phình to, phát triển chậm hơn so với lứa tuổi.
- Cản trở quá trình tiêu hóa dẫn đến các căn bệnh như kiết lỵ, táo bón.
Ngăn ngừa và chữa trị
- Đưa đi bác sĩ thú y khám và xổ giun theo định kỳ: chó Husky nhỏ 1 tháng/lần, chó Husky trưởng thành 3 tháng/lần, sau khi phát hiện bệnh thì xổ giun ngay lập tức.
- Vệ sinh nơi ở, môi trường xung quanh. Ngoài ra thức ăn phải đảm bảo 3 yếu tố tươi-ngon-sạch.
- Sau mỗi lần Husky đi tiểu tiện, đại tiện bạn cần xử lý phân, rác thải của Husky.
Ngộ độc thức ăn
Nguyên nhân
- Do Husky ăn phải những đồ ăn ôi thiu, hỏng, hết hạn. Hoặc những đồ có chứa chất hóa học, thành phần độc hại.
- Ăn thức ăn lung tung, không rõ nguồn gốc, những đồ ăn trong thùng rác…
Biểu hiện
- Trong thức ăn ôi thiu có chứa vi khuẩn Staphylococcus gây đau bụng, nôn mửa, liên quan đến kiết lỵ và bệnh dạ dày cấp tính.
- Cơ thể ốm yếu, không còn sức lực, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể hạ thấp.
- Gặp trở ngại khi hô hấp, cơ thể co rút, ngất xỉu, đồng nghĩa với việc tình trạng sức khỏe của Husky hiện tại rất tệ, cần chữa trị ngay lập tức.
Cách trị bệnh
- Mắc bệnh ở giai đoạn đầu, tiêm tĩnh mạch cho chúng bằng apomorphine để chúng ói ra hết vi khuẩn. Sau đó đưa Husky đến các cơ sở khám chữa để rửa ruột, bổ sung dịch và một số biện pháp cần thiếu khác.
- Không cho Husky ăn, kể cả khi đói.
- Sử dụng thuốc kháng sinh đối với trường hợp ăn phải thịt bị ôi thiu.
Bệnh dại
Biểu hiện
- Mùa xuân và mùa hè là thời điểm Husky phát bệnh dại nhiều nhất.
- Tinh thần bất ổn, tâm trạng sa sút, thường tìm những nơi tối để nằm.
- Có những hành vi khác thường, điển hình là hay gặm lá nhỏ, những miếng gỗ, liếm bùn, có sở thích lạ, hay liếm vết thương trên cơ thể.
- Dần dần, Husky sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bất an, chạy lung tung để tấn công người và động vật.
- Chúng ngày càng trở nên gầy gò, xanh xao, hàm dưới và đuôi cụp xuống.
- Khàn tiếng, hay chảy dãi, khó nuốt.
- Về sau, cơ thể chúng trở nên tê liệt, đi đứng khó khăn rồi toàn thân đều liệt.
Phòng bệnh
Đưa Husky đi khám đều đặn, kiểm tra định kỳ.
Tăng cường kiểm dịch cho chú chó của bạn.
Vi khuẩn trên da
Biểu hiện
Trên da đầu, cổ, tứ chi xuất hiện các vết đốm. Nhẹ thì các vết đốm có kích thước nhỏ li ti. Nặng thì các vết đốm lan rộng ra xa tạo thành một mảng.
Cách phòng chữa:
- Giữ vệ sinh cá nhân cho Husky sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra trên các bộ phận đầu, cổ, tứ chi xem có xuất hiện vết đốm nào không.
- Không cho Husky tiếp xúc với các giống chó khác đang bị bệnh.
- Nếu Husky đã bị bệnh vi khuẩn trên da thì bạn cần phải cách ly chúng. Đồng thời đưa đến cơ sở thú y để khám chữa bệnh.
Những điều cần lưu ý để Husky có một sức khỏe tốt
- Đầu tư thời gian chăm sóc cho Husky.
- Tạo một môi trường sống lý tưởng, sạch sẽ cho Husky.
- Không được cho chúng tiếp xúc với các giống thú cưng đang bị bệnh.
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sức khỏe và bệnh tật. Như vậy khi chú chó của bạn có dấu hiệu bị bệnh, bạn sẽ biết cách xử lý kịp thời.
- Trong thời gian Husky bị bệnh, bạn cần phải kiên nhẫn dạy dỗ, chăm sóc chúng. Tốt hơn hết nên để Husky có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Ngoài ra bạn nên gửi cún đến các trường huấn luyện chó chuyên nghiệp để có thể được huấn luyện nhằm tăng sức để kháng và phát triển thêm về thể chất.
Hy vọng với những chia sẻ trên về sức khỏe & bệnh tật của chó Husky, bạn sẽ có thêm những thông tin kiến thức để chăm sóc chú chó của mình. Chúc bạn thành công!